Có khá nhiều lý do khiến nhân viên nhảy việc, có thể là do yếu tố khách quan hoặc tự chính bản thân họ cảm thấy không phù hợp với công việc. Tuy nhiên, một ứng viên nhảy việc liên tục thường sẽ không "được lòng" các nhà tuyển dụng cho lắm bởi họ sẽ cân nhắc về khả năng gắn bó với công ty.

Vậy những người thường xuyên nhảy việc cần các mẫu CV chuyên nghiệp nào và cách viết CV xin việc thế nào là phù hợp nhất?

Tập trung vào mục tiêu nghề nghiệp

Điều quan trọng nhất cần lưu ý khi chuẩn bị CV cho người nhảy việc liên tục là phải tập trung vào phần mục tiêu nghề nghiệp để chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là người có mục tiêu rõ ràng. Song phần này cần viết ngắn gọn, đầy đủ ý tránh việc viết dài dòng, lan man và kém hiệu quả. Bạn có thể đề cập đến mục tiêu ngắn hạn trong 1-2 năm sắp tới, và mục tiêu dài hạn trong 5 năm tiếp theo. Điều này giúp người đọc CV hình dung được bạn là người sống có kế hoạch, có bản lĩnh và sẽ cân nhắc đến các bước tuyển dụng tiếp theo.

Tránh nói nhiều về tiền lương hoặc quyền lợi

Khi viết CV xin việc, bạn cần kể được một câu chuyện về bạn và công việc bạn muốn làm trong thời gian tới. Nhiều nhà tuyển dụng cho rằng họ không ngại đọc bản CV dài có sự phát triển qua từng giai đoạn nhưng họ cực kỳ không thích sự thiếu tập trung. Một CV với nhiều kinh nghiệm, nhiều công việc khác nhau với mức lương hay lợi ích hấp dẫn, tăng dần trong thời gian ngắn có thể cho thấy người này sẵn sàng nhảy việc vì quyền lợi. Trong trường hợp này, bạn không phải là đang muốn xây dựng sự nghiệp mà đơn thuần chỉ với mục đích kiếm tiền.

Tổng hợp điểm chung của các công việc đã làm

Cách tốt nhất để trình bày kinh nghiệm của mình với nhà tuyển dụng, đặc biệt khi nhảy việc liên tục, là cần tổng hợp những điểm chung giữa chúng để tránh sự lặp lại do liệt kê quá nhiều. Bạn có thể liệt kê ra một vài kinh nghiệm có liên quan với nhau ở những vị trí đã từng làm để giúp nhà tuyển dụng hình dung thử xem bạn có đáp ứng được yêu cầu công việc đó hay không. Ví dụ như bạn đã từng làm nhân viên thu ngân và nhân viên kho hàng, bạn có thể đề cập đến kinh nghiệm chung của 2 công việc ấy, cụ thể là kỹ năng tính toán thu chi, kỹ năng kiểm tra nguồn hàng, kỹ năng sử dụng các ứng dụng quản lý đơn hàng,...

Dùng "Năm" thay cho "Năm/ tháng"

Bạn có thể loại bỏ đơn vị thời gian tháng cho các vị trí làm việc trong CV của mình để tạo cảm giác rằng bạn đã làm việc ở đó lâu hơn. Chẳng hạn như bạn làm công việc ở công ty A từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 2 năm 2020, lúc này nhà tuyển dụng chỉ biết rằng bạn gắn bó vị trí đó 3 tháng. Tuy nhiên, nếu bạn ghi từ năm 2019 đến 2020 thì sẽ ngụ ý một khoảng thời gian dài hơn. Đây không phải là bạn đang lừa dối nhà tuyển dụng, chỉ là mẹo để bạn không làm mất điểm với họ.

Đề cập đến sự phát triển và thành tựu sau mỗi lần nhảy việc

Nếu một người nhảy việc liên tục thì dĩ nhiên cần phải có lý do cho sự thay đổi ấy. Vậy nên cách tốt nhất để nhà tuyển dụng thấy được vấn đề nhảy việc của bạn hợp lý, có thể thông cảm đó chính là bạn phải chứng minh cho họ thấy rằng sau mỗi lần nhảy việc đều có sự phát triển trong sự nghiệp. Bạn có thể đề cập đến một vài thành tích cá nhân, cho thấy bạn ngày càng trưởng thành trong nấc thang công việc, chẳng hạn như vươn lên vị trí cao hơn.

7 mẹo viết CV xin việc cho người nhảy việc liên tục

Viết chi tiết hơn ở mục Kỹ năng

Kỹ năng là một phần quan trọng không thể thiếu cần được làm nổi bật trong CV xin việc cho người hay nhảy việc. Nó có thể sẽ góp phần "bù đắp" cho phần kinh nghiệm làm việc nếu bạn còn thiếu sót về mảng này. Không ít nhà tuyển dụng công nhận rằng sẽ không phải là vấn đề lớn cho dù bạn chuyển việc nhiều lần nhưng bạn sở hữu rất nhiều kỹ năng có ích cho công việc ứng tuyển ở hiện tại. Đương nhiên, phần kỹ năng trong CV xin việc sẽ được viết tùy theo mức độ thành thạo của từng cá nhân, điều chỉnh theo từng vai trò, lĩnh vực khác nhau. Bạn cần viết nội dung này một cách trung thực, có dẫn chứng để nhà tuyển dụng có lòng tin hơn về khả năng của bạn.

7 mẹo viết CV xin việc cho người nhảy việc liên tục

Sử dụng một mẫu CV nổi bật

Có lẽ mẫu CV phổ biến nhất hiện nay là theo thứ tự thời gian hoặc theo kiểu truyền thống từ trên xuống dưới gồm thông tin cá nhân, học vấn, kinh nghiệm làm việc, thành tích,... nhưng đó không phải là lựa chọn duy nhất. Bạn có thể viết CV xin việc theo một cách khác trong trường hợp nhảy việc liên tục, trong đó chú ý làm nổi bật ưu tiên các kỹ năng, thành tích cá nhân và cột mốc thời gian được liệt kê ở cuối CV để thu hút được sự chú ý vào các thành tựu của bạn nhiều hơn là quan tâm đến thời gian làm việc ở công ty cũ.

Pha Lê

NGƯỜI ĐÃ CHIA SẺ

Thấy hay thì share ngay!

BÌNH LUẬN