Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là một tình trạng hay gặp. Bài viết sẽ chỉ ra một vài nguyên nhân và triệu chứng khi bé bị tiêu chảy để bố mẹ có thể xem và kịp thời đưa ra biện pháp sau này.

Nguyên nhân khiến bé sơ sinh bị tiêu chảy

Tiêu chảy là cơ chế cơ thể tự loại bỏ vi trùng và kéo dài từ vài ngày đến cả tuần. Tiêu chảy sẽ kèm theo sốt, buồn nôn, mất nước...Ngoài ra còn một số nguyên nhân như:

- Vi rút rotavirus, vi khuẩn salmonella là những nguyên nhân chính gây tiêu chảy. Một số tình trạng kèm theo là phân lỏng, nước, nôn mửa, đau dạ dày, sốt.

- Ngộ độc thực phẩm cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy. Những triệu chứng phổ biến là nôn mửa và thường sẽ hết trong 24 giờ.

- Những nguyên nhân khác thường là bệnh ruột kích thích, dị ứng thực phẩm...

Bố mẹ cần làm gì khi bé sơ sinh bị tiêu chảy

Triệu chứng xuất hiện khi bị tiêu chảy

Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, bé sẽ mệt mỏi, biếng ăn và nằm li bì. Bé cũng sẽ đi cầu nhiều lần, phân lỏng, kèm đàm và máu hoặc thức ăn không tiêu. Mót rặn khi đại tiện là một biểu hiện đặc trưng của bệnh kiết lỵ.

Tiêu chảy do bệnh tả: Giai đoạn đầu sẽ ói nhiều dịch trong, không sốt hoặc có thể sốt nhẹ, vọp bẻ. Giai đoạn sau sẽ tiêu phân lỏng rất nhiều và liên tục, thậm chí lên đến 10l/ ngày. Phân đặc trưng có màu trắng đục như nước vo gạo, tanh mùi cá.

Mất nước là biểu hiện thường gặp nhất và cũng không kém phần nguy hiểm. Có những mức độ như sau:

Mất nước nhẹ:

- Mắt khô

- Miệng khô

- Ít tiểu hơn bình thường

- Kém linh hoạt, dễ khó chịu và cáu gắt

Mất nước vừa:

- Hiện tượng mắt trũng

- Bé lờ đờ hoặc li bì

- Da bé bị khô, đàn hồi kém

Mất nước nặng:

- Có hiện tượng thóp trũng

- Bé không đi tiểu trong 6 tiếng

- Da bé mất khả năng đàn hồi

- Lờ đờ, li bì, thậm chí hôn mê hoặc bất tỉnh

- Mạch nhanh nhẹ hoặc không bắt mạch được, huyết áp tụt hoặc không đo được

Một số triệu chứng khác như

- Buồn nôn, ói

- Sốt nhẹ hay sốt cao, kèm theo hiện tượng co giật

- Đau bụng

Bố mẹ cần làm gì khi bé sơ sinh bị tiêu chảy

· Bé bị tiêu chảy khi nào thì nguy hiểm

- Bé tiêu chảy quá 3 ngày, có thể là bệnh tả

- Nôn ói nhiều

- Đau bụng nhiều, quấy khóc

- Các hiện tượng mất nước

- Sốt cao từ 38.5 °C liên tục

- Tiêu đàm máu

Trên đây là một số lưu ý về căn bệnh tiêu chảy ở bé để bố mẹ có thể đọc qua và lưu ý nếu có gặp những trường hợp này. Hãy cố gắng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm kết hợp với việc thăm khám thường xuyên để luôn giữ cho bé yêu một sức khỏe thật ổn định. Ngoài ra bố mẹ cũng có thể cân nhắc để đưa trẻ đi tiêm vắc xin rotavirus để phòng tránh căn bệnh tiêu chảy gây ra bởi virus này nhé. Bố mẹ cũng cần lưu ý giữ vệ sinh quanh vùng hậu môn cho trẻ, không để phân ứ đọng vì có thể khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ do hăm.

NGƯỜI ĐÃ CHIA SẺ

Thấy hay thì share ngay!

BÌNH LUẬN