Khi nào cho bé bắt đầu ăn dặm
Khi bé lớn lên, bé sẽ cần những dạng thức ăn đặc hơn để có thể cung cấp đủ sắt cũng như các dưỡng chất cần thiết khác nhằm phục vụ cho sự phát triển và tăng trưởng của bé.
Ở giai đoạn 6 tháng đầu đời, bé đã nhận được một lượng sắt đến từ sữa bột cũng như là sữa mẹ. Nhưng lượng dự trữ sắt này sẽ giảm dần khi bé lớn lên. Đến 6 tháng, lượng sắt từ hai nguồn này không còn đủ để cung cấp cho cơ thể bé.
Việc cho bé ăn dặm cũng rất quan trọng vì có thể giúp cho bé học cách ăn cũng như trải nghiệm vị giác ở nhiều loại thực phẩm khác nhau. Không những vậy, việc ăn dặm sẽ giúp bé phát triển răng và xương hàm, hình thành những kỹ năng phát triển ngôn ngữ khác.
Những dấu hiệu bé đã sẵn sàng ăn dặm
Đây là các yếu tố quyết định việc bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm:
Bé 6 tháng tuổi:
Đa phần mọi lời khuyên cho việc ăn dặm là hãy bắt đầu khi bé đã được khoảng 6 tháng tuổi. Các loại thực phẩm có thể được sử dụng theo thứ tự tùy thích miễn là giàu chất sắt. Thức ăn cũng cần phải bổ dưỡng cũng như phù hợp với giai đoạn phát triển của bé.
Thời điểm 6 tháng cũng là thời điểm phù hợp để cho bé ăn dặm vì:
- Bé đã thèm ăn hơn và sữa không thể thỏa mãn hết khi chỉ ăn sữa
- Dị ứng: Đây là thời điểm tốt cho việc ăn dặm nhằm hạn chế nguy cơ dị ứng thực phẩm
- Hệ tiêu hóa của bé đã phát triển đủ tốt để có thể tiêu hóa các thức ăn đặc hơn
Bé sẵn sàng về mặt thể chất
Khi bé sắp được 6 tháng tuổi, bạn có thể để ý đến các dấu hiệu cho thấy việc bé đã sẵn sàng để ăn dặm. Mỗi em bé sẽ có những dấu hiệu khác nhau ở thời điểm khác nhau nhưng đa phần các bé đều sẽ sẵn sàng ở giai đoạn 6 tháng tuổi.
Các dấu hiệu để nhận biết bé đã sẵn sàng:
- Trẻ có thể kiểm soát tốt được đầu và cổ
- Trẻ có thể tự ngồi thẳng
- Phản xạ đùn (đẩy) thức ăn ra ngoài đã không còn
· Không quá sớm và không quá muộn
Có những bằng chứng chỉ ra rằng ăn dặm quá muộn hay quá sớm có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh dị ứng ở trẻ. Để hạn chế tình trạng này, hãy bắt đầu cho bé ăn dặm từ khoảng 6 tháng khi bé đã sẵn sàng phát triển và tốt nhất là khi bé vẫn còn bú sữa mẹ. Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng không cần phải hạn chế các thức ăn dễ gây dị ứng thông thường (bơ đậu phộng, trứng...).
Khi bé không quá đói hay mệt
Đây là thời điểm cực kỳ thích hợp để cho bé bữa ăn dặm đầu tiên. Khi bé nếm thử các hương vị đầu tiên, điều quan trọng là tâm trạng của bé lúc này phải thật vui vẻ. Cũng không nên cho bé ăn dặm vào giờ ăn bình thường vì khi ấy bé sẽ thấy đói và chỉ muốn uống sữa. Vì vậy, hãy cho bé ăn sau khi bú sữa.
Khi cho bé ăn dặm, hãy đảm bảo tâm trạng của bạn và bé đều đang vui vẻ. Dần dần, bạn sẽ hiểu hơn và biết khi nào bé đói, no hay mệt mỏi.
Một số dấu hiệu nhận biết bé đói có thể là:
- Phấn khích khi thấy bạn đang chuẩn bị đồ ăn
- Nghiêng mình về phía bạn khi ngồi trên ghế ăn
- Há miệng khi bạn cho bé ăn
Dấu hiệu nhận biết bé đang không hứng thú:
- Quay đầu đi
- Phân tâm
- Đẩy muỗng ra xa
- Ngậm miệng
Những nguyên tắc khi cho bé ăn dặm mà các bà mẹ nên biết
Nên cho bé ăn bao nhiêu lúc bắt đầu?
Hãy bắt đầu bằng 1-2 muỗng cà phê thức ăn và tăng dần tùy theo khẩu vị của bé. Khi bé đã được 12 tháng tuổi, hãy cho bé ăn khoảng 3 bữa nhỏ mỗi ngày cùng với sữa bột hay sữa mẹ.
Sử dụng thực phẩm nào cho ăn dặm?
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi lúc ban đầu nên là thức ăn ở dạng mịn, được nghiền và mềm tùy theo bé. Sau đó có thể chuyển sang dạng băm và cuối cùng là dạng cắt nhỏ. Hãy cho bé ăn nhiều dạng thực phẩm khác nhau nhằm tạo điều kiện cho bé tập nhai cũng như phát triển xương hàm. Ngoài ra, ăn dặm còn giúp khuyến khích trẻ tự ăn và ngăn tình trạng biếng ăn.
Để tránh tình trạng nghẹn hay hóc thức ăn, hãy luôn giám sát bé khi bé ăn những thức ăn đặc. Đặc biệt là những thực phẩm cứng như các loại hạt hay thịt mà có xương nhỏ. Các bạn cũng nên để ý và giữ cho bé luôn ngồi trong khi ăn, và nếu bạn muốn bé ít di chuyển hơn hãy ngồi với bé lúc ăn.
Các loại thức ăn giàu chất sắt mà các bạn có thể cho bé ăn:
- Ngũ cốc cho trẻ sơ sinh có chất sắt
- Thịt băm, cá, các loại gia cầm
- Đậu phụ nấu chín, các loại đậu
- Trứng nghiền, nấu chín (tuyệt đối không cho bé ăn trứng chưa chín)
· Sữa mẹ và sữa bột trong giai đoạn ăn dặm
Hãy tiếp tục cho bé dùng sữa bột cũng như là bú mẹ ít nhất là 12 tháng ngay cả khi bé đã đang ăn dặm. Mẹ cần học cách cho bé bú bình đúng cách để không ảnh hưởng sức khoẻ của bé. Hành vi của bé sẽ giúp bạn hiểu liệu bé đã đang được cung cấp lượng sữa phù hợp hay chưa. Ở giai đoạn 9 tháng tuổi, bé đã hoàn thiện kỹ năng nhai nuốt để có thể chuyển từ uống sữa trước khi ăn sang uống sữa sau khi ăn.
Những thực phẩm và đồ uống nên tránh
Một số thực phẩm nên tránh:
- Mật ong
- Trứng sống hoặc những thực phẩm có chứa trứng sống
- Sữa tách béo
- Thực phẩm cứng, các loại hạt
Mốt số đồ uống nên tránh:
- Sữa bò tiệt trùng đủ chất béo
- Sữa đậu nành, sữa dê, cừu
- Gạo, yến mạch, hạnh nhân, nước cốt dừa
- Sữa chưa tiệt trùng, trà, cà phê, nước ngọt
BÌNH LUẬN