Nguyên nhân đau xương mu khi mang thai
Xương mu là một phần của xương chậu. Đau xương mu khi mang thai là một tình trạng rất hay gặp và thường lan ra khu vực đùi, quanh khung chậu. Những cơn đau xương mu này thường đau âm ỉ và kéo dài những cũng có khi chỉ là những cơn đau ngắn. Nguyên nhân của tình trạng này thường là do:
- Biến đổi hormone: hàm lượng progesterone trong máu cao là hiện tượng xuất hiện ở thai phụ. Hormone này làm giãn nở các khớp xương khiến khớp vùng chậu hoạt động không còn trơn tru và hiện tượng đau xương mu xuất hiện.
- Phù nề: để tập trung nuôi dưỡng thai nhi, hệ tuần hoàn ở khu vực bên dưới của cơ thể hoạt động nhiều hơn bình thường và dẫn đến tình trạng phù nề và đau xương mu.
- Tư thế của thai nhi: ở tam cá nguyệt thứ 3, thai nhi có xu hướng di chuyển về phía dưới âm đạo. Việc này vô hình chung khiến xương mu chịu áp lực nhiều hơn và gây ra hiện tượng này.
- Đa thai, đa sản: những phụ nữ mang đa thai hoặc có tiền sử sinh con nhiều lần đều có tỉ lệ gặp lại tình trạng đau xương mu rất cao. Việc mang thai nhiều khiến thai nhi nằm thấp đi, tạo áp lực cho khu vực xương mu dẫn đến đau nhức.
- Thai nhi vận động: Thai nhi cử động mạnh cũng là nguyên nhân của tình trạng này.
Cách giảm đau xương mu
- Nghỉ ngơi hợp lý: Hạn chế việc vận động hoặc hoạt động quá sức. Xây dựng một lịch nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp giảm triệu chứng đau xương mu. Bà bầu cũng lưu ý là hãy nghỉ ngơi ngay khi xuất hiện đau xương mu.
- Thay đổi tư thế: Nằm nghiêng là tư thế được khuyến cáo hàng đầu trong thai kỳ, để đảm bảo máu được tuần hoàn để nuôi thai nhi và tạo sự thoải mái cho thai phụ. Còn khi ở tư thế ngồi, lưu ý ngồi thẳng lưng và dùng gối dựa lưng, không được ngồi xổm hoặc khom lưng.
- Mang đai đeo: Có rất nhiều loại đai đeo cho bà bầu để hạn chế áp lực lên xương mu.
- Tập thể dục: Tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng hay có thể tập thêm yoga cho bà bầu.
- Không dùng giày cao gót: Giày cao gót sẽ khiến mọi trọng lượng dồn xuống vào phần dưới sẽ khiến tình trạng đau xương mu nặng hơn.
Mẹ hãy đến ngay bệnh viện nếu cơn đau xương mu chuyển từ đau âm ỉ sang các cơn co thắt mạnh ở vùng tử cung kèm theo dịch nhờn âm đạo hoặc mẹ bị đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối với cơn đau ngày một nhiều đi kèm chảy máu âm đạo, đau lưng,… Một thai kỳ khỏe mạnh là điều ai cũng hướng tới nên các thai phụ hãy luôn chú ý theo dõi sức khỏe của bản thân nhé.
BÌNH LUẬN