Phụ nữ muôn đời là phái yếu?
Quan niệm về phái yếu, phái mạnh không phải ngẫu nhiên mà được hình thành. Phụ nữ sinh ra với thể chất yếu hơn nam giới nhưng tâm hồn lại nhạy cảm hơn. Những khi phụ nữ phải tay xách nách mang sẽ có người đàn ông xắn tay giúp đỡ, và việc cầm cái đinh cái búa trong nhà mặc nhiên là của đàn ông.
Tâm hồn phụ nữ đa cảm và yếu đuối, dễ xúc động và dễ rơi nước mắt nên họ luôn khao khát được lắng nghe và chia sẻ. Cũng bởi những điều đó mà tạo nên lối suy nghĩ rằng vì phụ nữ là phái yếu nên họ cần được chở che.
Tạo hoá sinh ra là thế đã đành, nhưng phụ nữ còn phải chịu áp lực từ định kiến xã hội đè nặng từ đời này qua đời khác, rằng là phận nữ nhi phải thế này thế kia. Khi phụ nữ dám dấn thân thử sức ở những lĩnh vực vốn dành cho nam giới thì họ lại gặp phải ánh mắt hoài nghi ngờ vực. Chẳng trách mà trong mắt mọi người, phụ nữ muôn đời vẫn là phái yếu!
Vì là phái yếu nên phụ nữ chịu nhiều cơn đau riêng?
Thực tế, chỉ cần nhìn qua những cơn đau và sức chịu đựng của người phụ nữ, ta hoàn toàn có thể đồng tình với ý kiến trên. Trong đời mình, mỗi người phụ nữ đều phải trải qua rất nhiều cơn đau, có đau bụng chu kỳ dai dẳng, có cơn đau vượt cạn xé da xé thịt. Bởi vậy, người ta nói “đàn bà giỏi chịu đau hơn đàn ông”, cũng có phần mặc nhiên xem “đàn bà sinh ra để chịu đựng đau đớn”.
Hãng dược OPV lần đầu tiên thay mặt phụ nữ làm nên một cuộc khảo sát “Giải mã cơn đau phái nữ" dựa trên 325 người tham gia tại Việt Nam. Qua cuộc khảo sát ta thấy trung bình 5 người phụ nữ được hỏi sẽ có 4 người trả lời thường xuyên bị đau đầu trong thời gian 6 tháng vừa qua. Con số này cao gấp 1,5 lần so với nam giới. Nhưng chỉ có 22% trong số họ là chủ động (hoặc có thời gian để chủ động) đi gặp bác sỹ kiểm tra. Thế nên, chẳng ngạc nhiên khi 80% người tham dự khảo sát đều mặc nhiên cho rằng phụ nữ sinh ra, vốn đã có khả năng chịu đau cao hơn nam giới.
Hơn nữa, “đa sầu đa cảm” vốn là bản tính của người phụ nữ, họ nhạy cảm hơn nam giới, nên khi bị đau họ sẽ nhạy cảm với tiếng ồn, ánh sáng, cảm thấy buồn nôn, chóng mặt, và vì thế, cơn đau ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần của họ hơn hẳn nam giới.
Và đi tìm bí ẩn cơn đau phái nữ!
Là phụ nữ sinh ra đã chịu nhiều nỗi đau, nhưng không vì vậy mà xem họ là “thánh” và mặc định họ phải gắng chịu đau để dung hoà tốt. Khả năng chịu đau cao nhưng không có nghĩa là không muốn nhanh chóng chấm dứt cơn đau. Theo khảo sát thì có đến 93% phụ nữ kỳ vọng vào một giải pháp (cụ thể là một loại thuốc) giảm đau chuyên biệt dành riêng cho phái nữ.
Không hiếm thấy những người phụ nữ trong xã hội hiện đại không quản vất vả để song song gánh vác chuyện gia đình, chuyện công việc. Phụ nữ giỏi giang là vậy nhưng khi cần họ vẫn biết cách chia ngọt sẻ bùi với người bạn đời, chủ động tìm sự kết nối chứ không ở đó gục ngã một mình. Khi về bên người đàn ông của mình, phụ nữ đừng ngại yếu đuối để được chở che bởi trước phong ba bão táp ngoài xã hội, họ đã đủ mạnh mẽ rồi. Nếu ở cạnh người đàn ông của mình mà họ vẫn cứ kiên cường thì liệu chỗ dựa đó có còn cần thiết nữa hay không? Và khi đó một giải pháp dành riêng, một người bạn đồng hành thấu hiểu phụ nữ sẽ phần nào xoa dịu được những gì mà người phụ nữ kỳ vọng, mong đợi!
Phụ nữ tuyệt vời khi biết yêu thương bản thân mình nhưng người phụ nữ biết trân quý người khác càng tuyệt vời hơn. Nếu cân bằng được nội lực của bản thân và sự san sẻ của những người bên cạnh, phụ nữ sẽ có được hạnh phúc tuyệt đích. Suy cho cùng, dù là phái nào thì bản năng con người là luôn tìm kiếm sự đồng cảm và hiểu thấu lẫn nhau, bởi không ai muốn phải tự chữa lành vết thương lòng một mình. Dù cho phụ nữ muôn đời là phái yếu đi chăng nữa, thì danh xưng hay tên gọi đó cũng không quan trọng bằng việc hiểu được rằng họ xứng đáng được yêu thương.
BÌNH LUẬN