Mẹo làm tắc chưng mật ong gừng trị ho, tăng cường đề kháng mùa dịch
Trong thời kỳ dịch bệnh đang diễn ra phức tạp, mọi người luôn phải đảm bảo sức khoẻ cho bản thân trước các tác nhân bên ngoài. Hôm nay Bách hoá XANH sẽ hướng dẫn mẹo làm tắc chưng mật ong gừng trị ho, tăng cường đề kháng mùa dịch.
Tắc chưng mật ong gừng là món ăn ngon ngọt, không chỉ hấp dẫn mà có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Sẽ rất hữu hiệu mỗi khi cảm cúm hay ho khan. Cùng tham khảo bài viết sau để biết rõ hơn về cách làm món ăn này nhé!
Chuẩn bị
10 phút Chế biến
80 phút Dành cho
1 - 2 người
1Nguyên liệu làm tắc chưng mật ong gừng
- 250g quả tắc
- 100g đường phèn
- 1 củ gừng
- 50ml mật ong
2Các bước làm tắc chưng mật ong gừng
Bước 1 Sơ chế nguyên liệu
Đầu tiên bạn rửa sạch 250g quả tắc qua nước muối loãng, rồi cắt làm 2 hoặc 3 quả tắt tuỳ theo kích thước. Gừng cắt lát thành miếng vừa.
Lưu ý: Để hiệu quả trị ho của thức uống này được tốt nhất, bạn nên giữ hạt quả tắt. Nếu bạn không thể chịu đắng được bạn cũng có thể loại bỏ hạt ra ở bước này
Sơ chế nguyên liệu
Bước 2 Cho nguyên liệu sơ chế vào tô
Bạn chuẩn bị cái tô, cho vào các nguyên liệu sơ chế, 100g đường phèn, 50ml mật ong.
Cho nguyên liệu sơ chế vào tô
Bước 3 Chưng tắc mật ong gừng
Cho tô tắc vào nồi nước chưng cách thủykhoảng 60 phút là được.
Chưng tắc mật ong gừng
3Thành phẩm
Sau khi chưng xong, bạn để cho hỗn hợp nguội và có thể dùng được liền. Bạn có thể bảo quản món tắc chưng mật ong gừng này khoảng 3 tháng trong lọ thuỷ tinh có nắp, để ở ngăn mát tủ lạnh và thưởng thức khi cần thiết.
Tắc chưng mật ong gừng
Như vậy là đã xong cách làm tắc chưng mật ong gừng trị ho, tăng cường đề kháng mùa dịch mà Bách hoá XANH muốn gửi đến cho bạn. Hy vọng thông qua bài viết này bạn có thêm một món ăn, tốt sức khoẻ cho bản thân và gia đình mình. Chúc các bạn thành công trong lần đầu
Có thể bạn quan tâm:
- Hái tắc làm tắc ngâm đường vừa giải khát, thanh nhiệt lại còn trị ho hiệu quả
- Cách làm tắc ngâm muối giải khát, chữa ho
- Cách làm trà tắc tự pha đã khát giải nhiệt tại nhà
Mua trái tắc tại Bách hoá XANH:
Bách hóa XANH