Ở tuần thứ 7 là giai đoạn mà thai nhi đang trong quá trình hình thành và phát triển. Các mẹ hãy lưu ý để duy trì một chế độ dinh dưỡng đầy đủ cũng như kết hợp vận động hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho bản thân cũng như cho bé.

Thai nhi 7 tuần tuổi phát triển thế nào?

Sau những tuần đầu thử thai hay tìm kiếm dấu hiệu thai đã vào tử cung, vào tuần thứ 7, bạn chắc chắn đã cảm nhận được sự hiện diện của bé ở trong bụng. Bàn tay và bàn chân của bé bắt đầu phát triển các ngón tay, ngón chân có màng. Xương đuôi đang dần biến mất. Các tế bào thần kinh cũng đang phân nhánh một cách tích cực để hình thành lên một hệ thần kinh sơ khai. Cơ quan nội tạng cũng đang trong quá trình hình thành.

Ở giai đoạn này, thai nhi 7 tuần còn rất nhỏ, độ dài chỉ rơi vào khoảng 1.3cm. Tim thai cũng đã xuất hiện và qua siêu âm bác sĩ có thể nghe được nhịp tim thai. Mắt của thai nhi sẽ to hơn và có cả máu mắt. Gen di truyền từ bố mẹ sẽ quyết định màu mắt của bé. Tai của thai nhi đã hoàn thành từ trong ra ngoài. Lưỡi và chân rang cũng đang xuất hiện bên trong vòm miệng của bé.

Mẹ cần lưu ý gì khi mang thai tuần thứ 7?

Thay đổi của mẹ bầu

Bụng bầu vẫn đang được che giấu và sẽ không nhô ra đến khi tới tuần 12. Ở vùng ngực và chân sẽ quan sát được những mạch máu nổi lên. Cân nặng của mẹ sẽ tăng lên và quần áo khi mặc sẽ có cảm giác chật đi một tí. Hai đầu vú sẽ lớn lên và thâm lại, xuất hiện các mụn nhọt hay còn gọi là mụn Montgomery, giúp cho việc tiết sữa.

Dịch nhầy âm đạo cũng tiết ra nhiều hơn những tuần trước. Ngoài trừ việc dịch có mùi khó chịu hay chuyển màu thành xanh hoặc vàng thì hãy đi gặp bác sĩ, còn lại thì đây là một hiện tượng rất bình thường. Mụn cũng sẽ xuất hiện trên mặt bạn do hormone thay đổi. Ngoài ra những hormone nội tiết tố cũng đang thay đổi và sẽ dẫn đến những thay đổi bất thường về mặt cảm xúc.

Lời khuyên cho mẹ bầu

Mẹ cần lưu ý gì khi mang thai tuần thứ 7?

- Bổ sung sắt: Giai đoạn này mẹ bầu cần bổ sung rất nhiều sắt. Nếu không được cung cấp đầy đủ sẽ gây ra tình trạng thiếu máu. Một số thực phẩm bổ sung sắt như thịt bò, trứng, hạnh nhân.

- Chia bữa ăn ra nhiều bữa nhỏ để đối phó với những cơn ốm nghén. Hạn chế các món ăn gây kích thích hệ tiêu hóa, ăn chín uống sôi và bổ sung nước đầy đủ.

- Tập thể dục và vận động thường xuyên. Hãy duy trì thói quen này nhưng cũng để ý để tiết chế lại cường độ tập sao cho phù hợp. Có thể tham khảo thêm bộ môn yoga bầu để giúp cho cơ thể thoải mái hơn.

- Nếu phải ngồi máy tính nhiều, hãy nhớ để đứng lên đi lại cho máu được lưu thông.

- Tránh xa khói thuốc, các chất kích thích, đồ uống có cồn như bia, rượu vì đây là những nhân tố gây hại đến sức khỏe của bé.

Tuần thứ 7 là tuần nằm trong 3 tháng đầu của thai kỳ nên giai đoạn này rất nhạy cảm nhưng cũng rất quan trọng đến sự phát triển của bé sau này. Hãy luôn theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân và đi khám thường xuyên để có thể phát hiện sớm hay can thiệp kịp thời các vấn đề sức khỏe.

NGƯỜI ĐÃ CHIA SẺ

Thấy hay thì share ngay!

BÌNH LUẬN