Thông thường nói đến hai từ “ xu nịnh “ người ta chỉ nghĩ nó mang hàm ý xấu và đáng ghét. Nhưng không phải thế , thường thấy một hành động được cho là xấu hay không phụ thuộc vào mục đích đạt được và quá trình thực hiện hành động ấy, “xu nịnh” cũng vậy. Qúa trình xu nịnh thường chẳng gây hại cho ai thậm chí lại mang lại hiệu ứng tốt cho người được xu nịnh, làm người được xu nịnh có cảm giác hưng phấn hơn chẳng hạn .
Vấn đề còn lại để đánh giá hành động xu nịnh ấy có xấu hay không là mục đích của hành động. Nếu như mục đích của việc xu nịnh là lấy lòng người phụ nữ hoặc người đàn ông mình yêu đơn giản vì mình yêu họ quá nhiều và muốn khi họ được xu nịnh họ sẽ vui cười thôi là đủ, thì bạn nghĩ nó có xấu không? Có đáng ghét không. Chắc chắn là không , hành động xu nịnh như thế dễ thương vô cùng, đáng khuyến khích vô cùng. Đấy, điều gì cũng có hai mặt cả, xu nịnh cũng vậy. Và người xu nịnh chưa chắc đáng ghét, cần xem xét họ xu nịnh để làm gì rồi hãy quyết định ghét hay không, nhé.
Thế trường hợp nào việc xu nịnh đáng ghét đến kinh tởm nhỉ? Trường hợp mục đích của việc xu nịnh là tiền, và nó hiện rõ ra hành động thái độ và gương mặt của người “đi xu nịnh”, điều đó làm người chứng kiến bên ngoài hoặc là người được xu nịnh cảm thấy chán ghét vô cùng, kinh tởm vô cùng.
Cũng cần phân biệt rõ thói xu nịnh với cách ứng xử khéo léo trong giao tiếp. Cách ứng xử khéo léo trong giao tiếp là cách làm người đối diện hài lòng, vui vẻ từ đó sớm đạt được mục đích của cuộc giao tiếp. Ứng xử khéo léo là khi kí hợp đồng với khách hàng, cách cư xử từ tốn ,dành những lời khen ngợi khéo léo với khách hàng mục đích để giúp người đối diện hài lòng vui vẻ và cả hai bên sớm kí kết được hợp đồng có lợi cho cả hai bên. Và cách ứng xử khéo sẽ biến thành xu nịnh nếu như lợi ích hợp đồng chỉ có lợi cho một bên- người đưa ra những lời khen ngợi. Tôi gọi trường hợp xu nịnh đầu tiên này là xu nịnh 1. Một người đối xử không tốt, thậm chí là tồi với một người, nhưng khi nhận ra người ta trở nên giàu có, có địa vị thì thái độ quay ngược 180 độ, bỗng dung đối xử tốt với người ta, tôn trọng người ta, dành những lời có cánh cho người ta và thậm chí phục tùng người ta, để được gì, để có được chút ít tiền của hoặc địa vị xã hội. Tôi gọi trường hợp này là trường hợp xu nịnh 2. Xu nịnh 2 đáng kinh tởm hơn xu nịnh 1 gấp vạn lần. Và tôi cực kì khinh miệt thói sống này của xu nịnh 2, nó làm tôi đến buồn nôn khi nhìn thấy cảnh đó hoặc nhận được những lời có cánh trong trường hợp đó.
Lý do xu nịnh đáng ghét là bởi nó vì vật chất và địa vị, và cái gì gắn với vật chất và địa vị cũng dễ bị “biến chất”. Hãy nhớ “nịnh” sẽ không xấu nếu nó không gắn tới vật chất và địa vị mà chỉ gắn với “tình yêu”
Chẳng hiểu vì gì mà người ta xem trọng vật chất địa vị đến mức phải hạ mình xu nịnh đến thế trong khi trong chuyện tình cảm đáng xu nịnh đối phương để nồng nàn đến thế lại không xu nịnh. Tiền tài vật chất nếu không xu nịnh, tự mình có thể "đạt được" và "trèo lên" dù sẽ có khó khăn và trầy xước. Trong khi tình yêu nếu không “xu nịnh” , một mình mình có thế chẳng thể có được hạnh phúc. Thật chẳng hiểu vì gì, nhỉ?
BÌNH LUẬN