Cùng bài viết tìm hiểu về những giai đoạn tập ngồi cho bé và cách tập ngồi phù hợp nhất để bố mẹ áp dụng.

Các giai đoạn tập ngồi cho bé

Có tất cả 3 giai đoạn tập ngồi cho bé:

1. Giai đoạn từ 3-4 tháng

Cơ đầu và cổ của bé sẽ phát triển và trở nên cứng cáp hơn. Nhờ vậy, bé sẽ tập được cách ngẩng cao đầu và giữ đầu của mình trong khi lật. Bé sẽ tìm cách để dùng tay nâng người lên giữ cho phần ngực không chạm đất. Các động tác tưởng chừng như đơn giản này sẽ giúp cơ của bé trở nên mạnh mẽ hơn.

Những điều bố mẹ cần lưu ý khi tập ngồi cho bé

2. Giai đoạn từ 5-6 tháng

Bây giờ bé đã có thể tự đẩy cơ thể của mình cao lên để ngồi. Lúc đầu bé chỉ có thể ngồi được một khoảng thời gian rất ngắn khi không có sự hỗ trợ. Nhưng bé sẽ ngay lập tức tìm cách để cân bằng lại cơ thể bằng cách dùng tay để chống xuống phía trước. Bằng cách này bé sẽ có thể ngồi lâu hơn mà không bi ngã.

3. Giai đoạn từ 7-9 tháng

Lúc này bé đã có thể tự ngồi vững mà không cần sự giúp đỡ. Cơ cổ và lưng cũng phát triển mạnh mẽ hơn. Khi bé 8 tháng tuổi hoặc 9 tháng tuổi, bé có thể tự mình chuyển từ tư thế nằm sang ngồi. Ngoài ra, trong lúc bé ngồi tay bé được thoải mái vung vẩy, khám phá và bé sẽ tự xoay xở để lấy những thứ mà bé thích. Bé sẽ hoàn toàn ngồi vững khi được 1 tuổi và bạn không cần hỗ trợ bất cứ gì.

Tập ngồi cho bé như thế nào?

1. Khuyến khích bé nằm sấp và tự khám phá

Tập giữ đầu một cách ổn định là bước đầu tiên để tập ngồi. Và để làm được điều này, bé sẽ phải tập luyện cơ cổ và lưng của mình khi nằm sấp. Bạn có thể đặt bé nằm sấp và để đồ chơi của bé trước mặt. Tạo điều kiện cho bé nâng đầu lên và nhìn đồ chơi. Nếu bé làm được điều này, hãy tiếp tục thực hiện động tác này. Từ đó bé sẽ biết cách cân bằng trọng lượng của bản thân lúc ngồi. Bạn cũng có thể giấu đồ chơi nhưng vẫn để bé thấy, bé có thể sẽ cố gắng nâng cơ thể mình lên để đi tìm món đồ chơi đấy.

2. Di chuyển bé

Bạn hãy giữ bé và có thể giúp cho bé lăn một cách nhẹ nhàng ở trên đệm, giường và việc này sẽ giúp định hướng cho bé tự mình vận động.

3. Làm ghế tựa cho bé

Khi bé 6 tháng tuổi, bằng cách biến bản thân thành cái ghế tựa cho bé bạn có thể dạy bé qua những buổi ngồi giả như thế này. Hãy để đồ chơi yêu thích của bé lên thảm và đặt bé ngồi vào lòng bạn rồi để bé chơi với những đồ chơi ấy. Dần dần cơ lưng của bé sẽ được tăng cường và quen với cảm giác ngồi.

4. Kích thích sự tò mò của bé

Ở tháng thứ 9, bé đã tự ngồi một cách vững vàng. Hãy khuyến khích bé ngồi càng nhiều càng tốt bằng cách đặt đồ chơi xung quanh sao cho bé với tới được khi ngồi.

Những điều bố mẹ cần lưu ý khi tập ngồi cho bé

Những điều cần lưu ý

1. Tôn trọng quá trình phát triển tự nhiên

Đừng nên cho bé tập ngồi trước khi tới giai đoạn phát triển phù hợp. Bé chỉ có thế tập ngồi khi đã biết nâng đầu lên và khoảng thời gian phù hợp nhất là khi bé được 6 tháng tuổi. Việc tập ngồi sớm sẽ có những ảnh hưởng không tốt lên quá trình phát triển của bé.

2. Không dùng ghế tập ngồi hay xe tập đi

Cả hai sản phẩm này đều không mang lại nhiều lợi ích và thậm chí còn có hại cho bé. Khi bé ngồi trong ghế, bé có thể ngồi không đúng tư thế và ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển. Các chuyên gia cũng không ủng hộ việc sử dụng ghế tập ngồi vì có thể làm cơ thể dị dạng.

3. Quan sát bé

Bé chưa thể ngồi cứng trước 2-3 tuổi nên khi bé tự ngồi, hãy luôn quan sát bé vì bé có thể ngã bất kì lúc nào. Tư thế ngồi của bé cũng là một chuyện đáng lưu ý. Như tư thế ngồi W là tư thế có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất của bé. Các bé dưới 11 tháng tuổi rất hay ngồi tư thế này. Tư thế W là kiểu ngồi bệt với hai chân hướng ra sau, đầu gối gập lại và bàn chân hướng ra bên ngoài. Tư thế này về lâu dài sẽ gây hại cho cơ hông, khớp gối và cơ bắp thân trên. Hãy chỉnh ngay tư thế này nếu bắt gặp bé ngồi theo kiểu này.

· Các dấu hiệu đáng báo động

- Bé có nâng đầu khi đang nằm sấp không hay bé chỉ ngẩng đầu lên và không di chuyển

- Bé không thể lăn khi đã được 6 tháng

- Bé không thể bò dù đã 9 tháng

- Không bò và đứng được dù có sự hỗ trợ khi 1 tuổi

- Bé không biết đi sau 18 tháng

NGƯỜI ĐÃ CHIA SẺ

Thấy hay thì share ngay!

BÌNH LUẬN