Thai nhi 24 tuần tuổi có những thay đổi gì?
Thai nhi 24 tuần sẽ có kích thước của một trái bắp, dài gần bằng một bàn chân và tăng 113g so với tuần thứ 23.
Oxy sẽ được cung cấp cho bé thông qua nhau thai. Khi bé được sinh ra, phổi của bé sẽ hoạt động và cung cấp oxy. Để chuẩn bị cho điều này, phổi sẽ tự sản xuất chất hoạt động bề mặt. Chất này sẽ giữ các túi khí trong phổi không bị xì và gắn chúng liền với nhau khi thở ra, đảm bảo cho việc hít thở đúng cách.
Tai trong, một bộ phận dùng để kiểm soát cân bằng trong cơ thể, đã phát triển đầy đủ nên bé 24 tuần tuổi hoàn toàn có thể biết mình có đang bị lộn ngược hay không khi di chuyển ở bên trong nước ối.
Những thay đổi ở mẹ khi mang thai tháng thứ 6
Một trong những xét nghiệm quan trọng trước khi sinh là xét nghiệm lượng đường glucose. Xét nghiệm kiểm tra glucose sẽ giúp bác sĩ kiểm tra xem thai phụ có bị tiểu đường thai kỳ hay không. Tiểu đường thai kỳ là một dạng tiểu đường xảy ra trong khi mang thai và có thể gây ra các vấn đề ở trẻ sơ sinh như hạ đường huyết. Tình trạng tiểu đường thai kỳ này có thể khiến cho bạn phải sinh mổ vì nó làm cho thai của bạn lớn lên.
Sau giai đoạn thai 20 tuần, đến tuần thứ 24, bạn sẽ cảm nhận được đỉnh của tử cung cách rốn khoảng 5cm. Da có thể bị kéo căng ở vùng ngực và vùng bụng có thể sẽ khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy, da khô cũng là một nguyên nhân làm bạn cảm thấy ngứa ngáy. Hãy sử dụng các loại kem dưỡng ẩm hay dưỡng da để hạn chế tình trạng này. Một số ít sẽ cảm thấy mắt của mình khô và nhạy cảm hơn nên các thai phụ có thể sử dụng nước mắt nhân tạo để giữ ẩm cho mắt.
Hệ tiêu hóa cũng sẽ có một vài thay đổi và chắc chắn sẽ không có gì dễ chịu. Tình trạng táo bón sẽ diễn ra một cách dai dẳng, nhiều người sẽ cảm thấy mất rất nhiều thời gian cho chuyện này. Hãy nhớ ăn uống đầy đủ chất cũng như hoạt động thể dục hằng ngày.
Những lời khuyên cho thai kỳ khỏe mạnh
Nếu bạn đang gặp phải vấn đề ợ nóng, hãy chia nhỏ bữa ăn trong ngày ra và hạn chế ăn vặt cũng như ăn khuya.
Các bà mẹ có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng này để ngăn ngừa bệnh thiếu máu và giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
- Sử dụng những thực phẩm giàu chất sắt như cải bó xôi, cá hồi, thịt gia cầm hay thịt đỏ.
- Bổ sung sắt và axit folic theo hướng dẫn của bác sĩ. Đây là hai chất chống lại thiếu máu hay các triệu chứng khác trong thai kỳ. Ngoài ra, axit folic còn giúp hình thành các tế bào hồng cầu.
- Sử dụng các thực phẩm chứa nhiều vitamin C vì vitamin C sẽ giúp bạn hấp thu sắt tốt hơn.
- Các thực phẩm giàu vitamin B như folate (có trong rau lá xanh, đậu hay ngũ cốc) và B12 (có ở sữa).
- Vận động và tập thể dục thường xuyên nhưng hãy nhớ tham khảo bác sĩ trước khi thực hiện bài tập nào.
Ngoài ra có những hạng mục sức khỏe hay xét nghiệm cần được theo dõi trong suốt thai kỳ. Tùy vào nhu cầu của thai phụ và chỉ định của bác sĩ mà mỗi người sẽ cần kiểm tra khác nhau như:
- Huyết áp và cân nặng
- Đo lượng đường và đạm qua nước tiểu
- Nhịp tim thai nhi
- Đo kích thước của tử cung
Hãy đừng ngần ngại trong việc hỏi ý kiến bác sĩ nếu có gì bất thường xảy ra và luôn theo dõi sức khỏe của bản thân để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Được thiết kế đặc biệt dành riêng cho làn da bé, tã dán lọt lòng Huggies® với thiết kế Bọc Kén Con Tằm có chất liệu mềm mại đến từng chi tiết, được trang bị lớp đệm siêu mềm như bọc kén ôm trọn vùng lưng và bụng bé, cùng với bề mặt và tai dán êm mềm giúp nâng niu, bảo vệ toàn diện làn da mỏng manh và nhạy cảm của bé khi vừa mới lọt lòng. Ngoài ra, tã dán lọt lòng Huggies® với thiết kế Bọc Kén Con Tằm còn có hộc khóa tràn 3 chiều độc quyền giúp ngăn chất lỏng từ mọi hướng ngăn tràn hiệu quả kể cả khi bé nằm mà vẫn đảm bảo sự thoải mái cho những cử động đầu đời của bé cưng. Hơn thế nữa, nhờ thiết kế 1,000 phễu, tã dán lọt lòng Huggies® nhanh chóng thấm nhanh và dàn đều chất lỏng, giúp bề mặt khô thoáng hơn gấp 10 lần.
BÌNH LUẬN