Chúng ta đều biết việc mang thai sinh nở ngày nay phụ thuộc rất nhiều vào một số loại máy móc, thuốc men, vệ sinh và bác sĩ tốt. Thế nhưng thời xưa thì như thế nào?

Người Ai Cập cổ đại

Thời nay sinh nở đã khó, phụ nữ thời xưa sinh con còn "khủng khiếp" hơn

Ai Cập cổ đại (12.000 TCN - 332 TCN) được coi là vương quốc có nền văn hóa phát triển khá sớm với những nhận thức đầy đủ về vấn đề mang thai, sinh nở ở người phụ nữ. Họ đã đúc kết được kinh nghiệm liên quan đến việc duy trì nòi giống là: Phụ nữ mông to và ngực nở thường dễ sinh con.

Người Ai Cập cổ thậm chí còn phát minh ra loại nước bí ẩn để giúp chuyện sinh nở thuận lợi hơn. Họ biết dùng hỗn hợp bột nghệ và bia massage lên bụng người mẹ để làm tăng nhu động ruột.

Người Ai Cập cổ không có khái niệm về bà đỡ. Chuyện đỡ đẻ đơn giản chỉ được giao cho những phụ nữ là người thân hoặc bạn bè có kinh nghiệm của người mẹ. Khi sinh con, người mẹ phải ngồi xổm trên một chiếc ghế có lỗ hình chữ U hoặc quỳ trực tiếp trên mặt đất.

Thời đại này, họ chưa có thuốc sát trùng hay thuốc giảm đau cho người mẹ. Để tránh bệnh tật cho bé, họ chỉ sử dụng máu của người mẹ khi sinh để bôi vào cơ thể em bé. Tuy nhiên, trong một số tài liệu khác cũng cho biết, ngay khi sinh ra, em bé sẽ được các nữ hộ sinh tắm bằng muối, rượu pha loãng trong nước ấm và bôi dầu ô-liu lên da. Còn với người mẹ, họ sẽ dùng nước sông Nile rồi cọ lên lưng và ăn thịt một con chuột với niềm tin mẹ sẽ luôn có được nguồn sữa tràn trề cho con.

Được biết, vào thời đại này, cách người phương Tây đỡ đẻ cũng có những điểm giống với người Ai Cập. Chỉ có điều, người phương Tây cẩn trọng và tỉ mỉ hơn khi chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh.

Thời phong kiến 

Thời nay sinh nở đã khó, phụ nữ thời xưa sinh con còn "khủng khiếp" hơn

Việc phi tần chốn hậu cung mang thai, sinh con chính là việc nối tiếp hương hỏa cho hoàng thất. Vì thế việc này rất được coi trọng và được theo dõi sát sao. Do các bậc đế vượng rất coi trọng y học nên khi hoàng hậu hay các phi tần có mang và sinh nở đều có một quy trình chuyên môn khép kín để đảm bảm quá trình thai sản được diễn ra thuận lợi nhất.

Trong nội cung, nếu có phi tần nào mang thai bộ phận thượng dược (quản lí thuốc và các dược phẩm trong cung) sẽ cử ngự ý chuyên trách về thai sản đến phụ trách. Trong suốt 7 tháng mang thai sẽ lên kế hoạch chuẩn bị ngày giờ sinh nở và phòng sinh.

Mỗi lần phi tần lâm bồn, cục Thái y phải cử thái y chuyên trách về sản khoa đến hậu cung để trực, đưa ra những phác đồ, kế hoạch đỡ đẻ. Cụ thể thai nhi sẽ được sinh ra ở ngôi nào để khi phi tần trở dạ có thể tham khảo vào các tình huống giả định để đỡ đẻ một cách an toàn nhất.

Đồng thời căn cứ vào tình hình của sản phụ kê đơn thuốc, thực phẩm cần thiết và chú thích các thứ kiêng kị trong ăn uống. Đồng thời sắp xếp thêm người hỗ trợ chăm sóc. Sau khi việc sinh nở được hoàn tất, sẽ căn cứ vào tập tục đương thời tổ chức nghi thức chúc mừng. Việc chăm sóc trẻ sơ sinh và sức khỏe của sản phụ sau sinh cũng vô cùng được chú trọng.

Thời kì Lưỡng Tống, trẻ sơ sinh sau khi đầy 30 ngày được gọi là tam triều. 7 ngày được gọi là nhất lạp, 14 ngày gọi là nhị lạp, sau 21 ngày được gọi là tam lạp. Từ nhất lạp đến tam lạp đều được ban thưởng. Khi tam triều sẽ có lễ tắm (rửa) tam triều, trẻ sẽ được hơ thóp, được tắm bằng nước thơm thêm tinh dầu hành tỏi giúp khí huyết lưu thông, tránh gió, trừ tai ách. Điều này cũng có cơ sở khoa học nhất định cho việc bảo vệ sức khỏe đối với trẻ sơ sinh.

Khi trẻ sơ sinh đầy tháng cũng sẽ được tắm đầy tháng, những việc này đều do y quan chuyên trách trong cung theo dõi và thực hiện. Y quan sẽ căn cứ vào tình hình thực tế sau sinh của mỗi đứa trẻ để sắp xếp kế hoạch theo dõi và chăm sóc sức khỏe hợp lí và tốt nhất. 

Châu Âu thời cận đại

Thời nay sinh nở đã khó, phụ nữ thời xưa sinh con còn "khủng khiếp" hơn

Giai đoạn đầu của thời cận đại “bùng nổ” tỉ lệ sản phụ bị sốt hậu sản, một biến chứng nguy hiểm sau sinh, rồi qua đời. Nguyên nhân dẫn đến “đại dịch” này là do sự vệ sinh, sát trùng của các y bác sĩ cho các bà mẹ sau sinh còn yếu kém.

Thời gian sau đó, các y bác sĩ đã nỗ lực tìm cách khắc phục. Trước khi sinh, họ vệ sinh sạch sẽ da bụng, đùi và bộ phận sinh dục bằng nước ấm, xà phòng, dung dịch tẩy rửa Lysol… cho các bà mẹ. Tuy nhiên, loại hóa chất Lysol này lại tiềm ẩn nguy cơ gây bỏng và dẫn đến sự đau đớn cho người mẹ. Để giúp đỡ các bà mẹ, nhiều y bác sĩ lại nghĩ ra cách dùng mỡ lợn để thoa vào “vùng kín” nhằm làm tăng độ trơn, giúp mẹ “vượt cạn” thuận lợi hơn. Khi phụ nữ sinh con, người ta cũng bố trí những tấm khăn ở hai bên giường cho người mẹ bám vào, góp phần tạo sự thoải mái cho người mẹ.

Vấn đề sinh nở thời cận đại chỉ thực sự có những thay đổi tích cực hơn vào đầu thế kỉ XIX với sự ra đời của thuốc gây mê. Năm 1847, bác sĩ sản khoa James Young đã bắt đầu giới thiệu chloroform như một loại thuốc gây mê có thể dùng trong đỡ đẻ. Năm 1853, nữ hoàng Victoria chính là người mẹ đầu tiên được dùng loại thuốc này khi sinh người con thứ 8, hoàng tử Leopold. Sự thành công này đã mở ra bước ngoặt mới trong vấn đề sinh nở của phụ nữ. Liên tiếp trong giai đoạn đầu thế kỉ XX, các loại thuốc giảm đau, gây mê mới bắt đầu được ứng dụng trong sinh nở như morphine, scopolamine… giúp những cuộc “vượt cạn” trở nên dễ dàng, nhẹ nhàng hơn cho các bà mẹ.

Việt Nam thời xưa

Thời nay sinh nở đã khó, phụ nữ thời xưa sinh con còn "khủng khiếp" hơn

Phụ nữ Việt Nam ngày xưa hầu như ai cũng lo ngại chuyện mang nặng đẻ đau. Tại thôn quê, người đàn bà có chửa (có bầu, có mang) phải tự chăm lo sức khỏe. Ngoài mấy thang thuốc bắc, thuốc nam, chỉ còn biết trông cậy vào những lời khuyên được truyền từ đời này sang đời nọ. 

Thời xưa, điều kiện thiếu thốn đủ đường, phần cơm ăn thì ít mà độn khoai lẫn sắn thì nhiều. Chuyện bầu bí sinh nở của bác cũng như những phụ nữ cùng thời vất vả trăm bề. Nhiều người bụng bầu đến tận tháng thứ 9 bác vẫn ra đồng cuốc đất, tưới rau, "đẻ rơi" là chuyện bình thường. Vì thế mà chuyện lấy mảnh nứa, liềm cắt rốn cho con cũng phổ biến không kém. Nhiều trường hợp bị sài, nhiễm trùng rồi tử vong ngay sau đó không lâu.

Ở nhiều dân tộc ít người còn có phong tục phụ nữ phải tự vào rừng sinh nở một mình. Đến ngày vượt cạn, người đàn bà phải tự chuẩn bị từ nước uống, thức ăn và nhất là củi: lựa cây củi tươi, để nó tự khô và cấm kị việc lấy củi đã khô hoặc đã bị cháy. Khi thấy bụn đau là tìm vào vạt rừng nào thật vắng, không có ai qua lại. Chỗ vượt cạn là hai tấm ni lông: một lót chỗ nằm, một treo trên đầu che nắng, mưa. Khổ nỗi, suốt 10 ngày ở rừng, dẫu là con ruột cũng không có đứa nào dám đến thăm. Nếu đến thăm thì chỉ có cha mẹ, nhưng đứng cách xa 4 - 5 m hỏi thăm rồi về. Thậm chí, ai ra rừng đẻ hai đứa (sinh đôi) thì “trả một đứa cho trời, còn một đứa mang về nuôi”. Nghĩa là, sản phụ phải bỏ một đứa con trong rừng, mặc cho sống chết, chỉ mang một đứa về nuôi thôi. Có người sinh đôi xong, đứa con bị bỏ lại được bú no, rồi quấn quần áo thật nhiều cho ấm, người mẹ mới bỏ đi. Hoặc, có bà mẹ thương con nên treo con lên cây cho thú dữ khỏi ăn thịt. Những phụ nữ này được người làng cảm phục vì cho rằng đã cứu làng thoát khỏi ma xấu về phá làng, gây bệnh tật, gây mất mùa. Ấy là chưa kể, khi mang một đứa con về, nhà sinh đôi phải mổ heo, mổ trâu mời làng đến ăn để “xin lỗi”.

Được làm mẹ là thiên chức thiêng liêng nhất của người phụ nữ. Thế nhưng, trong lịch sử đã có những thời điểm mà việc sinh nở không còn là niềm hạnh phúc mà trở thành ác mộng của người phụ nữ

Linh Miêu

NGƯỜI ĐÃ CHIA SẺ

Thấy hay thì share ngay!

BÌNH LUẬN