Những câu chuyện tình lãng mạn hơn phim hàn quốc của các cặp đôi già khiến nhiều người ngưỡng mộ và tỏ ra ghen tị. Thật khó để có thể có được tình yêu vĩnh cửu này, với hiện nay các cặp đôi đến với nhau vội vàng rồi chia tay cũng nhanh chóng vì những áp lực cuộc sống hay những sự chênh lệch về suy nghĩ nên chuyện tình dễ tan vỡ. Nhưng khi ở ngưỡng tuổi xế chiều không dừng lại ở tình yêu mà còn là tình thương và trách nhiệm cho cuộc sống của nhau cố gắng vun đắp cho nhau khi còn ở cạnh.
Thà chịu ướt mưa, ông cũng nhất định không để bà bị ốm: Cả đời chỉ ước có được tình yêu như thế!
Một bức ảnh được đăng tải trên mạng xã hội giúp nhiều người nhận ra được điều đó và hiểu rằng tình yêu vốn dĩ chỉ cần đúng người – đúng thời điểm.
“Cảm động quá mọi người ạ. Hôm nay chỗ mình đang mưa tầm tã thì có hai ông bà khoảng 70 tuổi đèo nhau đi mua con gà về nấu cháo cho con hay cháu gì của cụ ăn ý. Bán xong mình mới giật mình hỏi sao ông lại không mặc áo mưa, thì ông bảo là: “Thôi lỡ ướt rồi cho ướt luôn”. Còn bà thì bảo “Ông ngại mua vì tốn tiền đấy”. Thật ra ông chỉ mua cho bà vì sợ bà bệnh, đi mưa sẽ ốm thôi. Mình thực sự ngưỡng mộ cái tình yêu này. Vì đến cái tuổi xế chiều này rồi mà ông còn lo cho bà như vậy. Ông nói chuyện cực nhỏ nhẹ và điềm đạm với bà nhé. Ấm áp cực luôn, mình nghĩ thời buổi này chẳng mấy cặp đôi được như thế nữa ý. Mình cũng chỉ mong có một tình yêu như thế thôi. Từ bé đến giờ chẳng có cái tình yêu nào đẹp thật sự. Toàn bị phụ tình nên cũng không muốn tin vào tình yêu nữa. Ước gì sau này mình cũng gặp được một tình yêu như thế”.
Bài viết này do tài khoản TNH đăng tải kèm theo một bức ảnh được cộng đồng mạng chia sẻ với vẻ ngưỡng mộ và thích thú.
“Thật ra ông chỉ mua cho bà vì sợ bà ốm…” riêng điều này trong câu chuyện chẳng phải nằm ở riêng sự hi sinh của cụ ông dành cho cụ bà mà còn nằm ở sự thương yêu, sự bảo bọc che chở của người chồng dành cho người vợ, quả thật đó là một tình yêu đẹp.
Khi người ta già đi, tài sản quý giá nhất là bạn đời
Vài năm về sau người ta có thể có rất nhiều thứ nếu cứ kiên định vào mục tiêu sự nghiệp, tuy nhiên điều đấy sẽ khiến mỗi người chẳng còn ai bên cạnh nữa vì thật lòng chẳng người nào chịu được cảnh bị bỏ quên quá lâu. Điều cốt yếu trong tình yêu là dù cho người ta có đi qua bao nhiêu thăng trầm cũng không quên được người bên cạnh, người đã cùng vượt khó khăn điều ấy mới đáng quý. Khi về già mình không chỉ có sự nghiệp mà mình còn có cả người bạn đời, vì vậy hãy quan tâm đến người đối diện hoặc bên cạnh bạn ở thời điểm hiện tại, tất cả những điều này là điều kiện cần cho một tình yêu lâu dài và vĩnh cửu. Cũng giống như cụ ông và cụ bà trong bức ảnh, bà rõ ràng là người hiểu ông nhất để nói “vì ông ngại tốn tiền”. Còn ông rõ là người đàn ông can đảm đứng trước mưa gió che chở cho vợ mình.
Xót lòng cụ ông bán khoai lo tiền chạy thận cho vợ, ai cho tiền cũng lắc đầu: Cả đời không muốn nợ ai nữa
Mới đây một trang Facebook nhiều người theo dõi đã đăng tải câu chuyện về hoàn cảnh đáng thương của một ông cụ ngồi bán khoai trên phố để kiếm tiền chạy thận cho vợ nhận được sự quan tâm của nhiều người. Được biết người đàn ông này quê ở Tĩnh Gia, ngồi bán khoai ở khu vực chợ Quảng Thắng (thành phố Thanh Hóa). Cũng như nhiều người bán hàng rong khác, sự có mặt của ông không ở khu chợ không được nhiều người để ý. Người đàn ông đó khắc khổ, nhỏ bé ngồi giữa những ồn ào tấp nập của phố thị vẫn phải mang nặng trên vai cuộc sống mưu sinh hàng ngày.
Bài viết chia sẻ về hoàn cảnh của ông cụ trên FB nhận được sự quan tâm của nhiều người
Ở cái tuổi đáng lẽ ra phải được nghỉ ngơi, ông phải bươn chải với gánh khoai không chỉ để trang trải cuộc sống mà còn để chăm vợ đang phải chạy thận ở bệnh viện. Dù hoàn cảnh có nhiều khó khăn nhưng cụ ông không hề bán đắt cho ai, chỉ là ở đây dễ bán hơn ở quê, ông cũng không muốn mang nợ của ai hết, tự mình kiếm tiền để lo cho cuộc sống gia đình.
Bên dưới bài viết, dân mạng đã để lại nhiều bình luận bày tỏ sự thương cảm trước hoàn cảnh khó khăn của ông cụ. Một số người ở gần khu vực này cũng đã xin địa chỉ cụ thể để có thể ghé mua khoai ủng hộ ông. Trong khi đó không ít người băn khoăn, ngờ vực về trước hoàn cảnh đặc biệt của cụ ông này.
Ánh mắt khắc khổ của cụ khiến nhiều người xót xa
Cụ ông 72 tuổi đi bộ hàng nghìn km để tìm kiếm người vợ mất tích
Dành thời gian, tiền bạc của mình để rong ruổi khắp nơi tìm kiếm người vợ mất tích, cụ ông 72 tuổi ở Trung Quốc đã khiến cộng đồng mạng vô cùng cảm động.
Đó cũng là câu chuyện của ông Vương Ngọc Minh (Wang Yuming), năm nay 72 tuổi người ở châu tự trị Cam Nam, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. Trong thời gian hơn 1 năm qua, ông Vương đã dành toàn bộ tâm sức của mình để đi tìm vợ là bà Diêm Bảo Hà (Yan Baoxia). Vì mắc chứng bệnh mất trí nhớ (Alzheimer) nên bà Diêm đã đi lạc trong một ngày trời nổi bão tuyết đến nay vẫn chưa có tin tức gì.
Ông Vương đi khắp nơi tìm vợ của mình.
Vốn mắc bệnh mất trí nhớ, từ năm 2008 nên bà Diêm trước đó đã thường xuyên đi lạc, may mắn thay hàng xóm thấy được rồi dắt về. Tuy nhiên, vào ngày 25/1/2018, khi ông Vương đang rửa mặt trong phòng tắm thì bà Diêm đã ra khỏi nhà và đi lạc luôn từ đó.
Khi ấy, ông đã nghe thấy tiếng bà mở cửa rồi, nhưng cứ nghĩ bà chỉ đi ra nhà vệ sinh công cộng gần đó như mọi lần thôi nên không chú ý. Chờ đợi 20 phút không thấy vợ về, ông Vương mới nhận ra có điều không ổn liền đi tìm bà.
Ngày hôm đó, một trận bão tuyết nhỏ đã nổi lên khiến việc tìm kiếm càng thêm khó khăn hơn. Ông Vương còn nhớ rõ, vợ mình khi đi đã mặc một chiếc áo khoác cũ, mang đôi giày rẻ tiền và chỉ cầm theo một cái đèn pin. Nhưng dù có nhớ thì công việc tìm kiếm người vợ của ông cũng chẳng hề dễ dàng bởi ngay từ đầu, ông đã tìm sai hướng.
Ông Vương khi phát hiện vợ mất tích đã chạy nhanh đến trạm thu phí, thế nhưng, trong những hình ảnh được trích xuất từ camera của một nhà dân thì bà Diêm đang đi bộ đến Fuzhen, một hướng hoàn toàn khác, cách nhà tận 17 km. Lúc ông Vương xác định được phương hướng thì bà Diêm cũng đã rời khỏi nhà được 4 giờ rồi.
Tiếp tục tìm kiếm người vợ, ông Vương dựa vào hình ảnh của camera trên đường, xác định bà Diêm đã đi qua một nhà máy rượu, tiếp đó đi vào một con đường núi heo hút và mất thông tin từ đây. Ông Vương cũng nghĩ tới những trường hợp xấu hơn, như vợ mình có thể bị xe đâm hay chết đuối nhưng sau nhiều lần tìm kiếm vẫn không có kết quả.
Phía cảnh sát cũng tạo điều kiện tối đa cho ông Vương tìm kiếm vợ mình. Họ liên tục cử người tới các ngôi làng và thị trấn xung quanh để tìm kiếm nhưng không có kết quả. Cũng từ đó đến nay, mỗi khi có xác chết, cảnh sát sẽ kiểm tra và gọi cho ông Vương để xác nhận xem có phải vợ mình, nhưng may thay, tất cả đều không đúng.
Hành trình tìm kiếm người vợ mất tích cảm động hàng nghìn cư dân mạng
Từ sau khi bà Diêm mất tích, ông Vương bắt đầu hành trình tìm kiếm người vợ của mình. Xót xa hơn cả, chính là hình ảnh mà ông thường xuyên nhìn vào tấm ảnh của vợ rồi tự hỏi: “Bà ơi, bà ở đâu thế?”. Hơn 1 năm 4 tháng qua, ông Vương làm đủ mọi cách để tìm kiếm bà, ông đi bộ hàng nghìn km, đăng hơn 10.000 thông báo, dán tờ rơi nhưng vẫn chưa thu được kết quả gì.
Lúc đầu, ông tìm ở các làng mạc, thị trấn gần đó, sau mở rộng ra xa hơn. Đi đến đâu, ông cũng nhờ sự trợ giúp của cơ quan truyền thông, cảnh sát hay trạm cứu hộ. Ông dán tờ rơi khắp nơi, những tấm bị cũ, mờ và bị rách sẽ được ông xé ra và thay bằng cái mới. Ngày nắng cũng như ngày mưa, ông đều đi tìm bà. Thường thì ông sẽ ra ngoài tìm bà vào lúc 5 giờ sáng để tránh thời tiết nắng nóng.
Trong quá trình tìm kiếm, hầu hết ông đều đi bộ, vì theo ông, nếu đi xe sẽ không có nhiều kết quả: “Bạn cần phải hỏi người ta,xem có nhìn thấy không, có tin gì không, nên không thể đi xe được”.
Được biết, một ngày ông Vương có thể đi bộ ít nhất 40 km/ngày để đi tìm bà. Đôi khi, ông sẽ đi xe đạp, nó đã cũ rồi và còn kêu cọc cạch nữa. Có lần, gặp một trận mưa lớn, lở đất khiến ông kiệt sức khi leo dốc, may mắn có một chủ xe ô tô đã cho ông quá giang về nhà.
Ông đi tìm bà nhiều đến nỗi người dân ở nơi đây đã quá quen với hình ảnh một ông cụ còng lưng, gầy gò, khuôn mặt khắc khổ đi bộ ngoài phố tìm vợ. Khi xưa, do lao động quá sức nên các khớp ngón tay của ông Vương bị thô và biến dạng, cả hai cánh tay không thể duỗi thẳng song ông vẫn luôn khẳng định mình có sức khỏe tốt. Ông nói mình không hề bị cảm lạnh từ năm 18 tuổi.
Trong những tháng ngày đi tìm vợ, chiếc ba lô của ông Vương chỉ mang theo một tấm vải mỏng để trải ra khi ngủ. Ông không mang theo thức ăn, nước uống vì mang nhiều thứ sẽ không thể đi lâu. Trời nắng nóng, ông thường rửa mặt bên bờ sông và uống một ít nước còn đồ ăn sẽ mua tạm bên đường. Ông cũng nhận được rất nhiều tình cảm từ mọi người, có người cho ông tiền, có người cho ông nước cũng có người nấu mỳ cho ông ăn.
Ông được người dân giúp đỡ khá nhiều.
Ông cũng dành ra số tiền thưởng lớn cho ai cung cấp được manh mối tìm bà. Đầu tiên, họ sẽ nhận được 5.000 tệ, sau lên 10.000 và giờ là 200.000 tệ. “Điện thoại gọi đến rất nhiều nhưng không ai có thông tin đúng cả”, ông Vương nói. Ông cho hay nếu thực sự có người đưa ra tin chính xác, ông sẽ bán nhà để trả tiền cho họ như đã hứa.
Từng cùng nhau vượt qua bao khó khăn từ ngày trẻ, ông Vương và bà Diêm đã có với nhau 2 người con trai. Ông vẫn luôn tự trách khi xưa để bà khổ nên giờ mới ra cơ sự này. Ông kể, ngày sinh đứa đầu lòng không có tiền, phải sinh ở nhà dẫn đến chảy máu nhiều và còn bị trầm cảm sau sinh. Đến đứa thứ 2 bà lại tiếp tục được chẩn đoán bị “rối loạn tâm lý sau sinh”.
Hình ảnh ngày trẻ của vợ chồng ông Vương.
Hiện tại, 2 người con trai của ông bà thì 1 đang thực hiện nghĩa vụ quân sự, 1 đang ở xa nên không thể giúp ông tìm bà. Bởi vậy, ông vẫn luôn chủ động tìm kiếm mỗi ngày và ai nấy đều cầu mong rằng trong tương lai không xa, ông sẽ gặp lại người vợ của mình.
Tình yêu không đơn giản chỉ dừng lại ở chữ yêu, mà còn cần có sự vụ vén xây dựng từ hai phía. Bước qua được ngưỡng cửa của tình yêu sẽ là sự thương yêu, cảm thông cùng nhau vượt qua mọi khó khăn để đi với nhau đến cuối cuộc đời, câu chuyện tình yêu của các cụ khiến giới trẻ lặng mình suy ngẫm về chuyện tình cảm trước mắt suy nghĩ cho hạnh phúc cho tương lai mai sau.
ST
BÌNH LUẬN