Hiện tượng bé vặn mình khi ngủ là một hiện tượng rất thường hay gặp. Vậy nguyên nhân là do đâu và làm sao để hạn chế tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Hiện tượng bé sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường xảy ra ở lứa tuổi từ 5-6 tuần, và dần được cải thiện khi bé trên 4 tháng. Tuy nhiên, mẹ có tò mò bé sơ sinh vặn mình khi ngủ là do đâu? Cùng tìm hiểu các nguyên nhân và biện pháp cải thiện trong bài viết dưới đây nhé.

Trẻ sơ sinh vặn mình khi ngủ do nguyên nhân sinh lý

- Chỗ ngủ quá sáng, không thoải mái, ấm áp hay có nhiều tiếng ồn ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.

- Trẻ được cho bú quá no hoặc đang bị đói bụng: Do dạ dày bé rất nhỏ, bé vừa mau đói nhưng cũng nhanh no. Vì vậy bé sẽ hay vặn mình rồi ọc sữa ra sau khi bú.

- Khi bé đi vệ sinh, bé sẽ hay vặn mình để thải hết các chất thải ra ngoài.

- Tã trẻ bị ướt hay mẹ cuốn khăn chặt làm bé khó chịu.

Trẻ sơ sinh vặn mình khi ngủ có đáng lo không?

Trẻ sơ sinh vặn mình khi ngủ do nguyên nhân bệnh lý

- Một trong những bệnh lý hay làm trẻ sơ sinh vặn mình hoặc giật mình khi ngủ là trào ngược dạ dày.

- Các bệnh lý về gan như vàng da làm sản sinh ra chất bilirubin nhiều hơn bình thường sẽ gây hại đến não bộ và gây ra tình trạng co giật.

- Trẻ sơ sinh là đối tượng rất dễ gặp tình trạng hạ canxi huyết. Khi gặp tình trạng này, bé sẽ rất dễ bị kích động, ngủ không ngon và hay quấy vào buổi tối, vặn mình khi ngủ.

- Bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh: rối loạn thần kinh bẩm sinh, dây thần kinh của bé bị tổn thương… là một trong những lý do dẫn đến hiện tượng trẻ vặn mình khi ngủ.

- Nếu da trẻ bị ngứa, bị tổn thương hoặc thậm chí bị côn trùng bò vào tai lúc ngủ cũng khiến trẻ vặn mình lúc ngủ.

Trẻ sơ sinh vặn mình khi ngủ có đáng lo không?

Bố mẹ có thể làm gì để cải thiện tình trạng vặn mình?

- Hãy tạo cho bé một không gian ngủ yên tĩnh, thoải mái và nhiệt độ phòng vừa đủ.

- Không bắt trẻ bú quá no hoặc để bụng đói.

- Sử dụng các loại tã phù hợp với da bé, mặc đồ rộng rãi để thoải mái và có một giấc ngủ ngon.

- Vệ sinh không gian ngủ cho bé sạch sẽ, giặt giũ gối, đệm cho bé thường xuyên để tránh làm trẻ ngứa ngáy khó chịu.

- Thay tã cho bé thường xuyên.

- Các bố mẹ có thể ôm bé, vuốt ve âu yếm bé khi thấy bé giật mình lúc ngủ để tạo cho bé một cảm giác an toàn.

- Tắm nắng thường xuyên cho trẻ vào buổi sáng

Để đảm bảo cho bé có một giấc ngủ ngon, bố mẹ cần tìm hiểu đâu là lí do khiến trẻ vặn mình hay giật mình khi ngủ để tìm ra giải pháp cho vấn đề này và giúp bé phát triển một cách toàn diện về thể chất lẫn tinh thần nhé. Ngoài tình trạng vặn mình, trẻ sơ sinh còn dễ bị cảm hay ho về đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bố mẹ cần tìm hiểu và bỏ túi các cách giảm ho hay cách trị sổ mũi ở trẻ sơ sinh để ứng phó kịp lúc, giúp trẻ đảm bảo giấc ngủ ngon nhé!

Trẻ sơ sinh vặn mình khi ngủ có đáng lo không?

Được thiết kế đặc biệt dành riêng cho làn da bé, tã dán lọt lòng Huggies® với thiết kế Bọc Kén Con Tằm có chất liệu mềm mại đến từng chi tiết, được trang bị lớp đệm siêu mềm như bọc kén ôm trọn vùng lưng và bụng bé, cùng với bề mặt và tai dán êm mềm giúp nâng niu, bảo vệ toàn diện làn da mỏng manh và nhạy cảm của bé khi vừa mới lọt lòng. Ngoài ra, tã dán lọt lòng Huggies® với thiết kế Bọc Kén Con Tằm còn có hộc khóa tràn 3 chiều độc quyền giúp ngăn chất lỏng từ mọi hướng ngăn tràn hiệu quả kể cả khi bé nằm mà vẫn đảm bảo sự thoải mái cho những cử động đầu đời của bé cưng. Hơn thế nữa, nhờ thiết kế 1,000 phễu, tã dán lọt lòng Huggies® nhanh chóng thấm nhanh và dàn đều chất lỏng, giúp bề mặt khô thoáng hơn gấp 10 lần.

NGƯỜI ĐÃ CHIA SẺ

Thấy hay thì share ngay!

BÌNH LUẬN